Trước thị trường mỹ phẩm thật giả lẫn lộn như hiện nay, bạn cần là người tiêu dùng thông minh và nói không với hàng nhái với những lưu ý sau.
Hàng loạt thông tin cảnh báo về thị trường mỹ phẩm giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường vẫn không đẩy lùi được vấn nạn này. Gần đây nhất là sản phẩm masacara Monaliza của thương hiệu mỹ phẩm Mira bị làm nhái với chất lượng kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Phân biệt bằng cảm quan


Một trong những sản phẩm hàng giả mascara gây nhức nhối người bán hàng và người tiêu dùng thời gian gần đây là mascara Moniliza của thương hiệu mỹ phẩm Mira. Ngay cả người bán nhiều kinh nghiệm cũng khó lòng phân biệt được sự khác biệt giữa hàng giả và hàng thật.
                                      Sự giống nhau ngỡ ngàng giữa hàng thật và hàng nhái.

Hàng nhái được sản xuất hàng loạt không quan trọng đến thời gian hàng hóa được lưu hành, sử dụng. Thông tin ngày sản xuất (NSX), hạn sử dụng (HSD) và số lô được in chết trên bao bì và không thể lau chùi.

Hàng thật được sản xuất theo định kỳ đúng theo nhu cầu thị trường. Sau khi sản xuất, sản phẩm sẽ được đóng dấu ngày sản xuất (NSX), hạn sử dụng (HSD) và số lô trên bao bì bằng chất mực thân thiện môi trường, có thể lau chùi dễ dàng. Ngoài ra, sản phẩm thật được đóng dấu số lô sản xuất trên nắp mascara với mục đích quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Hãy thử sản phẩm


Về mặt chất lượng, hàng giả không thể so sánh với sản phẩm thật. Mascara giả tạo cảm giác rát mắt, nặng mi sau khi chuốt lến mi. Sử dụng lâu dài mi sẽ rụng dần và không thể mọc lại.
         
                                 Hàng giả, đầu cọ bầu, cứng. Hàng thật có chổ thon bụng, mềm.

Đừng ham giá rẻ


Một thực tế không thể chối bỏ, giá trị sản phẩm giả luôn rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm thật. Giá cả không thể quyết định sự lựa chọn của người sử dụng. Chất lượng của sản phẩm thông qua công bố mỹ phẩm nhập khẩu là điều thiết yếu vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cách phân biệt mỹ phẩm thật với hàng giả

Trước thị trường mỹ phẩm thật giả lẫn lộn như hiện nay, bạn cần là người tiêu dùng thông minh và nói không với hàng nhái với những lưu ý sau.
Hàng loạt thông tin cảnh báo về thị trường mỹ phẩm giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường vẫn không đẩy lùi được vấn nạn này. Gần đây nhất là sản phẩm masacara Monaliza của thương hiệu mỹ phẩm Mira bị làm nhái với chất lượng kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Phân biệt bằng cảm quan


Một trong những sản phẩm hàng giả mascara gây nhức nhối người bán hàng và người tiêu dùng thời gian gần đây là mascara Moniliza của thương hiệu mỹ phẩm Mira. Ngay cả người bán nhiều kinh nghiệm cũng khó lòng phân biệt được sự khác biệt giữa hàng giả và hàng thật.
                                      Sự giống nhau ngỡ ngàng giữa hàng thật và hàng nhái.

Hàng nhái được sản xuất hàng loạt không quan trọng đến thời gian hàng hóa được lưu hành, sử dụng. Thông tin ngày sản xuất (NSX), hạn sử dụng (HSD) và số lô được in chết trên bao bì và không thể lau chùi.

Hàng thật được sản xuất theo định kỳ đúng theo nhu cầu thị trường. Sau khi sản xuất, sản phẩm sẽ được đóng dấu ngày sản xuất (NSX), hạn sử dụng (HSD) và số lô trên bao bì bằng chất mực thân thiện môi trường, có thể lau chùi dễ dàng. Ngoài ra, sản phẩm thật được đóng dấu số lô sản xuất trên nắp mascara với mục đích quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Hãy thử sản phẩm


Về mặt chất lượng, hàng giả không thể so sánh với sản phẩm thật. Mascara giả tạo cảm giác rát mắt, nặng mi sau khi chuốt lến mi. Sử dụng lâu dài mi sẽ rụng dần và không thể mọc lại.
         
                                 Hàng giả, đầu cọ bầu, cứng. Hàng thật có chổ thon bụng, mềm.

Đừng ham giá rẻ


Một thực tế không thể chối bỏ, giá trị sản phẩm giả luôn rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm thật. Giá cả không thể quyết định sự lựa chọn của người sử dụng. Chất lượng của sản phẩm thông qua công bố mỹ phẩm nhập khẩu là điều thiết yếu vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đọc thêm..
Sản phẩm mỹ phẩm Evoluderm crème mains nourrissate au cacao (số tiếp nhận Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm do Cục quản lý dược cấp: 70771/13/CBMP-QLD ngày 5/3/2013) vừa bị Cục quản lý Dược đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. 
>> Dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm


Sản phẩm trên do Công ty C2J Evoluderm (Pháp) sản xuất). công ty TNHH xuất nhập khẩu Ovan chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Lý do bị đình chỉ lưu hành và thu hồi là do sản phẩm nhập khẩu và lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.

Cục quản lý Dược đề nghị Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ovan phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phhẩm nêu trên; Tiến hành thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng đúng qui định; Gửi báo cáo thu hồi các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định về Cục quản lý Dược trước ngày 30/9/2015.
Xem thêm : Công bố lưu hành mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm Evoluderm crème

Sản phẩm mỹ phẩm Evoluderm crème mains nourrissate au cacao (số tiếp nhận Phiếu công bố lưu hành mỹ phẩm do Cục quản lý dược cấp: 70771/13/CBMP-QLD ngày 5/3/2013) vừa bị Cục quản lý Dược đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. 
>> Dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm


Sản phẩm trên do Công ty C2J Evoluderm (Pháp) sản xuất). công ty TNHH xuất nhập khẩu Ovan chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Lý do bị đình chỉ lưu hành và thu hồi là do sản phẩm nhập khẩu và lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.

Cục quản lý Dược đề nghị Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ovan phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phhẩm nêu trên; Tiến hành thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng đúng qui định; Gửi báo cáo thu hồi các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định về Cục quản lý Dược trước ngày 30/9/2015.
Xem thêm : Công bố lưu hành mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Đọc thêm..
 (TBKTSG Online) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định triển khai tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử nhằm mang lại sự tiện lợi cho các doanh nghiệp khi đăng ký sản phẩm mới sản xuất và sản phẩm nhập khẩu.


- Cục Trưởng Trương Quốc Cường cho biết Cục Quản lý Dược sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp thông qua trang điện tử:  congbomypham.cqldvn.gov.vn
- Được biết, từ ngày 22-6, Cục này đã áp dụng thí điểm việc thu hồ sơ và kinh phí, công bố các sản phẩm thông qua hình thức trực tuyến này và nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp vì tốc độ đăng ký nhanh chóng và tiện lợi.
- Với những sản phẩm cần công bố mỹ phẩm nhập khẩu, kể từ ngày 1-10-2015, Cục Quản lý Dược chỉ tiếp nhận hồ sơ công bố theo hình thức công bố trực tuyến.
- Doanh nghiệp nộp lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến vào tài khoản Cục quản lý Dược, Số tài khoản (VND): 84668688, tại: VPBANK - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
- Đây là lĩnh vực thứ 3 (sau lĩnh vực An toàn thực phẩm và Trang thiết bị y tế) của Bộ Y tế áp dụng mô hình dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là chủ trương của Bộ - Y tế trong việc thực hiện những chương trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Mô hình công bố lưu hành mỹ phẩm như này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc, công sức mà còn thể hiện sự công khai, minh bạch trong ngành y tế.

Tiếp nhận, công bố sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến

 (TBKTSG Online) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định triển khai tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử nhằm mang lại sự tiện lợi cho các doanh nghiệp khi đăng ký sản phẩm mới sản xuất và sản phẩm nhập khẩu.


- Cục Trưởng Trương Quốc Cường cho biết Cục Quản lý Dược sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp thông qua trang điện tử:  congbomypham.cqldvn.gov.vn
- Được biết, từ ngày 22-6, Cục này đã áp dụng thí điểm việc thu hồ sơ và kinh phí, công bố các sản phẩm thông qua hình thức trực tuyến này và nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp vì tốc độ đăng ký nhanh chóng và tiện lợi.
- Với những sản phẩm cần công bố mỹ phẩm nhập khẩu, kể từ ngày 1-10-2015, Cục Quản lý Dược chỉ tiếp nhận hồ sơ công bố theo hình thức công bố trực tuyến.
- Doanh nghiệp nộp lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến vào tài khoản Cục quản lý Dược, Số tài khoản (VND): 84668688, tại: VPBANK - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
- Đây là lĩnh vực thứ 3 (sau lĩnh vực An toàn thực phẩm và Trang thiết bị y tế) của Bộ Y tế áp dụng mô hình dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là chủ trương của Bộ - Y tế trong việc thực hiện những chương trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Mô hình công bố lưu hành mỹ phẩm như này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc, công sức mà còn thể hiện sự công khai, minh bạch trong ngành y tế.
Đọc thêm..

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết từ ngày 31/7 sẽ thu hồi toàn bộ các sản phẩm mỹ phẩm chứa 5 dẫn chất Paraben trên thị trường. Cơ quan, cá nhân nào còn tiếp tục kinh doanh, sản xuất sau thời gian này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đúng như lộ trình, kể từ ngày 31/7/2015, Cục Quản lý Dược và Sở Y tế các tỉnh, thành phố sẽ ra văn bản thu hồi toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm, thu hồi Phiếu tiếp nhận công bố đối với các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa  Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparaben.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), cho biết, cách đây 4 tháng, áp dụng dụng lộ trình của cộng đồng ASEAN về việc quản lý mỹ phẩm chứa dẫn chất paraben (quy định chung của ASEAN nêu rõ, sau ngày 31/7/2015, các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa 5 dẫn chất Paraben gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparaben không được tiếp tục lưu hành trên thị trường), Cục Quản lý Dược đã khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm rà soát thành phần công thức của các sản phẩm đã công bố để tự thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất này khỏi thị trường theo đúng lộ trình quy định.

Đồng thời, Cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương (Cục Quản lý Dược và các Sở Y tế các tỉnh, thành phố) đã rà soát, thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa mỹ phẩm ra thị trường, và danh sách các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa các chất này.

Cục Quản lý Dược khẳng định, cho đến thời điểm này, cơ quan quản lý Nhà nước đã có đầy đủ thông tin về các danh mục, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất Paraben nói trên để các cơ quan chức năng biết và triển khai việc thu hồi. Từ ngày 31/7  việc thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm chứa paraben sẽ được tiến hành trên toàn quốc.

Theo Cục Quản lý Dược, để việc thu hồi sản phẩm mỹ phẩm chứa paraben được thực hiện đúng quy định, Cục Quản lý Dược đề nghị sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các cơ quan hữu quan gồm: Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; lực lượng Công an; cơ quan Quản lý thị trường; Thanh tra chuyên ngành … tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

Sau ngày 31/7, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân nào vi phạm khi tiếp tục kinh doanh, sản xuất sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm trước pháp luật.
Xem thêm : Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Luật Đông Á

Thu hồi toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm chứa paraben từ 31.7

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết từ ngày 31/7 sẽ thu hồi toàn bộ các sản phẩm mỹ phẩm chứa 5 dẫn chất Paraben trên thị trường. Cơ quan, cá nhân nào còn tiếp tục kinh doanh, sản xuất sau thời gian này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đúng như lộ trình, kể từ ngày 31/7/2015, Cục Quản lý Dược và Sở Y tế các tỉnh, thành phố sẽ ra văn bản thu hồi toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm, thu hồi Phiếu tiếp nhận công bố đối với các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa  Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparaben.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), cho biết, cách đây 4 tháng, áp dụng dụng lộ trình của cộng đồng ASEAN về việc quản lý mỹ phẩm chứa dẫn chất paraben (quy định chung của ASEAN nêu rõ, sau ngày 31/7/2015, các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa 5 dẫn chất Paraben gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparaben không được tiếp tục lưu hành trên thị trường), Cục Quản lý Dược đã khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm rà soát thành phần công thức của các sản phẩm đã công bố để tự thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất này khỏi thị trường theo đúng lộ trình quy định.

Đồng thời, Cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương (Cục Quản lý Dược và các Sở Y tế các tỉnh, thành phố) đã rà soát, thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa mỹ phẩm ra thị trường, và danh sách các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa các chất này.

Cục Quản lý Dược khẳng định, cho đến thời điểm này, cơ quan quản lý Nhà nước đã có đầy đủ thông tin về các danh mục, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất Paraben nói trên để các cơ quan chức năng biết và triển khai việc thu hồi. Từ ngày 31/7  việc thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm chứa paraben sẽ được tiến hành trên toàn quốc.

Theo Cục Quản lý Dược, để việc thu hồi sản phẩm mỹ phẩm chứa paraben được thực hiện đúng quy định, Cục Quản lý Dược đề nghị sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các cơ quan hữu quan gồm: Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; lực lượng Công an; cơ quan Quản lý thị trường; Thanh tra chuyên ngành … tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

Sau ngày 31/7, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân nào vi phạm khi tiếp tục kinh doanh, sản xuất sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm trước pháp luật.
Xem thêm : Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Luật Đông Á
Đọc thêm..
mỹ phẩm
Đây là những sản phẩm làm đẹp vô cùng đặc biệt, nó không chỉ có tác dụng làm đẹp hiệu quả mà ngay cả chất liệu của bao bì cũng đắt giá. Các nhà phân tích thị trường cho biết, đây là những sản phẩm chỉ dành cho các triệu phú và nó được làm ra chủ yếu để các hãng quảng bá thương hiệu cho mình.
Kem dưỡng da La Prairie
Không phải một công thức làm đẹp đắt tiền nào mà chính là chiếc hộp đựng của La Prairie Skin Cream đã làm nên giá trị của sản phẩm này. La Prairie Skin Cream được đựng trong một chiếc bình pha lê Swaroski với thiết kế tinh xảo và được làm thủ công trong vòng 48 giờ đồng hồ. Giá của lọ kem dưỡng da pha lê này vào khoảng 42 triệu Đồng (2.000 USD).
Huyết thanh chống lão hóa MBR
Serum dưỡng da chống lão hóa của nhà sản xuất Đức MBR có giá lên tới gần 90 triệu đồng (4.200 USD). Sản phẩm này được coi là thành quả của những cuộc nghiên cứu khoa học mới đây nhất về vấn đề chống lão hóa cho da.
Sơn móng tay Azature
Đây là loại sơn móng tay được pha trộn với kim cương đen 267 carat, mặc dù thoạt nhìn bạn chỉ thấy nó giống như một lọ sơn nhũ bình thường. Giá của sản phẩm này là 5,2 tỷ đồng (250.000 USD).
Mi giả Kre - At
Hãng mỹ phẩm Kre-At đã trình làng loại mi giả đắt nhất thế giới. Chúng được làm từ vàng 18 carat và kim cương 0,2 carat. Giá của đôi mi giả này lên tới hơn 28 triệu đồng (1350 USD).
Nước hoa Imperial Majesty của Clive Christian
Imperial Majesty là phiên bản đặc biệt của sản phẩm Clive Christian‘s No.1. Bản thân Clive Christian’s No.1 là một trong những loại nước hoa đắt tiền nhất thế giới.  Imperial Majesty có vỏ chai đuợc làm bằng pha lê Baccarat với vàng 18k và một hột xoàn kim cương trắng 5 carat. Phiên bản đặc biệt này có số lượng rất hạn chế, chỉ 10 chai Imperial Majesty xuất hiện trên thị trường. Giá của sản phẩm này vào khoảng 9,1 tỷ đồng.
Nước hoa Golden Delicious của DKNY
Phiên bản đặc biệt của Golden Delicious do Martin Katz thiết kế vì mục đích từ thiện. Bề ngoài được trang trí rất đẹp và lộng lẫy. Martin Katz đã sử dụng vàng trắng 14 carat, 2.700 viên kim cương trắng, 183 viên đá sapphire màu vàng và kim cương vàng 2,43 carat để hoàn thiện lọ nước hoa nhỏ bé này. Giá của lọ nước hoa này lên tới 1 triệu Đô la.
Kem dưỡng ẩm Clé de Peau Beauté Moisturizer
Để chào mừng ngày lễ kỷ niệm của công ty, hãng mỹ phẩm cao cấp Nhật Bản đã sản xuất loại kem dưỡng ẩm đắt giá với trọng lượng 50g và chỉ sản xuất 3 hộp. Chiếc hộp được làm từ 30 tầng pha lê và 3 vòng tròn bằng bạch kim. Giá của lọ kem dưỡng ẩm này là 273 triệu đồng (13.000 USD).
Huyết thanh dưỡng da Orlane
Nhà sản xuất Pháp, Orlane, đã cho ra đời sản phẩm huyết thanh dưỡng da chống lão hóa đặc biệt. Crème Royale được làm từ hỗn hợp các loại thuốc cổ của Trung Quốc và Ai Cập như sữa ong chúa, chiết xuất mật ong tinh khiết, giúp cung cấp hydrat cho da, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt, sản phẩm mỹ phẩm này còn chứa thành phần vàng 24 carat hóa lỏng, giúp làm săn chắc và chống oxy hóa cho da. Giá của sản phẩm này là 13,6 triệu đồng (650 USD).
Son môi Guerlain
Thỏi son kim cương của Guerlain có tên gọi Kiss Kiss, được làm từ 110g vàng 18 carat và trang trí bằng 199 viên kim cương 2,2 carat. Nếu mua thỏi son này, khách hàng sẽ được tặng kèm một chổi tô son, một túi da lộn màu đen và một hộp gỗ bao ngoài quét sơn sáng bóng. Thỏi son này có giá là 1,3 tỷ đồng (62.000 USD)
Mascara và son môi H. Couture
Bộ mỹ phẩm gồm một lọ mascara và một thỏi son môi của H. Couture có giá 14 triệu USD. Mặt ngoài của tuýp mascara được nạm 2.500 viên kim cương xanh, trong khi đó vỏ ngoài của thỏi son được nạm với 1.200 viên kim cương.
Nghiêm Lan
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á

10 mỹ phẩm đắt nhất trên thế giới

mỹ phẩm
Đây là những sản phẩm làm đẹp vô cùng đặc biệt, nó không chỉ có tác dụng làm đẹp hiệu quả mà ngay cả chất liệu của bao bì cũng đắt giá. Các nhà phân tích thị trường cho biết, đây là những sản phẩm chỉ dành cho các triệu phú và nó được làm ra chủ yếu để các hãng quảng bá thương hiệu cho mình.
Kem dưỡng da La Prairie
Không phải một công thức làm đẹp đắt tiền nào mà chính là chiếc hộp đựng của La Prairie Skin Cream đã làm nên giá trị của sản phẩm này. La Prairie Skin Cream được đựng trong một chiếc bình pha lê Swaroski với thiết kế tinh xảo và được làm thủ công trong vòng 48 giờ đồng hồ. Giá của lọ kem dưỡng da pha lê này vào khoảng 42 triệu Đồng (2.000 USD).
Huyết thanh chống lão hóa MBR
Serum dưỡng da chống lão hóa của nhà sản xuất Đức MBR có giá lên tới gần 90 triệu đồng (4.200 USD). Sản phẩm này được coi là thành quả của những cuộc nghiên cứu khoa học mới đây nhất về vấn đề chống lão hóa cho da.
Sơn móng tay Azature
Đây là loại sơn móng tay được pha trộn với kim cương đen 267 carat, mặc dù thoạt nhìn bạn chỉ thấy nó giống như một lọ sơn nhũ bình thường. Giá của sản phẩm này là 5,2 tỷ đồng (250.000 USD).
Mi giả Kre - At
Hãng mỹ phẩm Kre-At đã trình làng loại mi giả đắt nhất thế giới. Chúng được làm từ vàng 18 carat và kim cương 0,2 carat. Giá của đôi mi giả này lên tới hơn 28 triệu đồng (1350 USD).
Nước hoa Imperial Majesty của Clive Christian
Imperial Majesty là phiên bản đặc biệt của sản phẩm Clive Christian‘s No.1. Bản thân Clive Christian’s No.1 là một trong những loại nước hoa đắt tiền nhất thế giới.  Imperial Majesty có vỏ chai đuợc làm bằng pha lê Baccarat với vàng 18k và một hột xoàn kim cương trắng 5 carat. Phiên bản đặc biệt này có số lượng rất hạn chế, chỉ 10 chai Imperial Majesty xuất hiện trên thị trường. Giá của sản phẩm này vào khoảng 9,1 tỷ đồng.
Nước hoa Golden Delicious của DKNY
Phiên bản đặc biệt của Golden Delicious do Martin Katz thiết kế vì mục đích từ thiện. Bề ngoài được trang trí rất đẹp và lộng lẫy. Martin Katz đã sử dụng vàng trắng 14 carat, 2.700 viên kim cương trắng, 183 viên đá sapphire màu vàng và kim cương vàng 2,43 carat để hoàn thiện lọ nước hoa nhỏ bé này. Giá của lọ nước hoa này lên tới 1 triệu Đô la.
Kem dưỡng ẩm Clé de Peau Beauté Moisturizer
Để chào mừng ngày lễ kỷ niệm của công ty, hãng mỹ phẩm cao cấp Nhật Bản đã sản xuất loại kem dưỡng ẩm đắt giá với trọng lượng 50g và chỉ sản xuất 3 hộp. Chiếc hộp được làm từ 30 tầng pha lê và 3 vòng tròn bằng bạch kim. Giá của lọ kem dưỡng ẩm này là 273 triệu đồng (13.000 USD).
Huyết thanh dưỡng da Orlane
Nhà sản xuất Pháp, Orlane, đã cho ra đời sản phẩm huyết thanh dưỡng da chống lão hóa đặc biệt. Crème Royale được làm từ hỗn hợp các loại thuốc cổ của Trung Quốc và Ai Cập như sữa ong chúa, chiết xuất mật ong tinh khiết, giúp cung cấp hydrat cho da, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt, sản phẩm mỹ phẩm này còn chứa thành phần vàng 24 carat hóa lỏng, giúp làm săn chắc và chống oxy hóa cho da. Giá của sản phẩm này là 13,6 triệu đồng (650 USD).
Son môi Guerlain
Thỏi son kim cương của Guerlain có tên gọi Kiss Kiss, được làm từ 110g vàng 18 carat và trang trí bằng 199 viên kim cương 2,2 carat. Nếu mua thỏi son này, khách hàng sẽ được tặng kèm một chổi tô son, một túi da lộn màu đen và một hộp gỗ bao ngoài quét sơn sáng bóng. Thỏi son này có giá là 1,3 tỷ đồng (62.000 USD)
Mascara và son môi H. Couture
Bộ mỹ phẩm gồm một lọ mascara và một thỏi son môi của H. Couture có giá 14 triệu USD. Mặt ngoài của tuýp mascara được nạm 2.500 viên kim cương xanh, trong khi đó vỏ ngoài của thỏi son được nạm với 1.200 viên kim cương.
Nghiêm Lan
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á
Đọc thêm..
my pham
Mỹ phẩm chất lượng
Thường những dòng chữ ghi chi chít trên các lọ mỹ phẩm dường như đánh đố chúng ta và  không phải ai cũng hiểu biết hết về những thành phần hóa học được ghi. Nếu bạn thấy trên các sản phẩm mỹ phẩm của mình có đề cập đến các chất liệu dưới đây thì bạn cần hết sức lưu ý và làm theo hướng dẫn sử dụng một cách cẩn trọng để không gây hại cho sức khỏe.
>> Công bố mỹ phẩm
>>Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Mỹ phẩm cũng...nguy hiểm - 1
Có nhiều hóa chất độc hại chứa trong hóa mỹ phẩm mà chúng ta không hề biết.
Parabens
Parebens là nhóm các hóa chất được sử dụng rộng rãi như là chất bảo quản trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Parabens là chất có tác dụng bảo quản trong nhiều loại mỹ phẩm. Parabens và muối của chúng có tác dụng diệt khuẩn và nấm mốc, chúng có thể được dùng trong dầu gội, kem dưỡng ẩm thương mại, gel cạo râu, dầu bôi trơn cá nhân, dược phẩm tại chỗ tiêm, phun thuộc da, trang điểm và kem đánh răng. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như phụ gia thực phẩm. Trong mỹ phẩm, nó được thêm vào như là chất chống biến chất.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đang tiến hành cho rằng parabens có thể tác động như estrogen trong cơ thể, tiếp xúc nhiều estrogen có thể bị ung thư vú và gây rối loạn hormone. Vì vậy không nên quá lạm dụng mỹ phẩm chứa các loại chất này.
Fragrance
Fragrance là hương liệu. Hương liệu dùng trong mỹ phẩm có hai loại. Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: thường được ghi rõ là "natural fragrance" trong phần ingredients hoặc từ tinh dầu (essential oil).
Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học: thường chỉ được ghi chung chung là "fragrance" trong phần ingredients.
Tác hại:  Riêng fragrance tự nhiên (essential oil) thì tốt và có tác dụng trị liệu. Tác hại nói đến ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.
Mỹ phẩm cũng...nguy hiểm - 2
Cần sử dụng mỹ phẩm đúng cách và không lạm dụng.
Sản phẩm gia dụng
Đồ dùng gia đình và các chất tẩy rửa chắc chắn là những sản phẩm bạn không nên để dính lên da. Chất tẩy rửa đều có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, bỏng da, và thậm chí có thể gây hại cho hệ hô hấp của bạn.
Nhưng trên thực tế, chúng ta thường xuyên để chúng tiếp xúc với bàn tay hoặc cánh tay.
Nhà tư vấn dinh dưỡng cho ngôi sao Kimberly Snyder khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên hoặc có thành phần hữu cơ để tránh những phản ứng có thể có của cơ thể.
Sun-fat
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai sun-fat thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc và vệ sinh cơ thể, dù hai chất này được khuyến cáo là không nên để tiếp xúc với da. Cùng với một số hóa chất khác, SLS và SLES có thể gây lão hóa sớm và dẫn đến bệnh ung thư.
Cồn Isopropyl
Isopropyl có thể được tìm thấy trong xà phòng kháng khuẩn và các loại dầu gội đầu. Chất hóa học này được sử dụng khá phổ biến nhưng đó là thành phần chính tạo nên chất chống đông. Cồn isopropyl làm giảm khả năng kháng khuẩn tự nhiên của làn da bạn. Thậm chí còn nguy hiểm hơn khi nó có thể hoạt động như một chất xúc tác cho các hóa chất khác dễ dàng xâm nhập vào làn da bạn.
Chất Phthalates
Nước hoa, chất khử mùi và keo xịt tóc chính là "kẻ đồng phạm" của hóa chất này. Các nhà sản xuất đã kết hợp loại hóa chất dùng cho công nghiệp này với mỹ phẩm vì lợi ích của họ. Theo nhiều nghiên cứu, Phthalates có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm, giảm lượng tinh trùng và kích ứng da cho các vật thí nghiệm.

Cần biết rõ thành phần hóa chất trong mỹ phẩm để có được lựa chọn sáng suốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Dầu khoáng
Dầu khoáng là một thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm trang điểm nhưng bạn lại không nên để chúng tiếp xúc với da. Thường thấy trong kem dưỡng ẩm, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc em bé, hóa chất được chiết suất từ dầu thô này có thể gây ra các vấn đề ở bề mặt da khi bạn nhìn bằng mắt. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và có thể dẫn đến táo bón. Thành phần này không quá nguy hiểm như các hóa chất khác nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng chúng.
Formaldehyde
Nếu bạn đang băn khoăn về những thứ không nên bôi lên da, hãy cho Formaldehyde vào danh sách. Thành phần này có trong sơn móng tay, sữa tắm và dầu gội đầu. Formaldehyde là một trong ba thành phần lớn tạo nên sơn móng tay. Chiến dịch tuyên truyền cho “Mỹ phẩm An toàn” tuyên bố rằng Formaldehyde có thể hấp thụ qua da và gây kích ứng da, thậm chí dẫn đến ung thư.
Trên đây là một vài thành phần xấu có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới, góp phần giúp chúng ta cẩn trọng hơn cho sức khỏe và nhan sắc của mình.
Trần Lan
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á 

Mỹ phẩm là con dao hai lưỡi rất nguy hiểm

my pham
Mỹ phẩm chất lượng
Thường những dòng chữ ghi chi chít trên các lọ mỹ phẩm dường như đánh đố chúng ta và  không phải ai cũng hiểu biết hết về những thành phần hóa học được ghi. Nếu bạn thấy trên các sản phẩm mỹ phẩm của mình có đề cập đến các chất liệu dưới đây thì bạn cần hết sức lưu ý và làm theo hướng dẫn sử dụng một cách cẩn trọng để không gây hại cho sức khỏe.
>> Công bố mỹ phẩm
>>Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Mỹ phẩm cũng...nguy hiểm - 1
Có nhiều hóa chất độc hại chứa trong hóa mỹ phẩm mà chúng ta không hề biết.
Parabens
Parebens là nhóm các hóa chất được sử dụng rộng rãi như là chất bảo quản trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Parabens là chất có tác dụng bảo quản trong nhiều loại mỹ phẩm. Parabens và muối của chúng có tác dụng diệt khuẩn và nấm mốc, chúng có thể được dùng trong dầu gội, kem dưỡng ẩm thương mại, gel cạo râu, dầu bôi trơn cá nhân, dược phẩm tại chỗ tiêm, phun thuộc da, trang điểm và kem đánh răng. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như phụ gia thực phẩm. Trong mỹ phẩm, nó được thêm vào như là chất chống biến chất.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đang tiến hành cho rằng parabens có thể tác động như estrogen trong cơ thể, tiếp xúc nhiều estrogen có thể bị ung thư vú và gây rối loạn hormone. Vì vậy không nên quá lạm dụng mỹ phẩm chứa các loại chất này.
Fragrance
Fragrance là hương liệu. Hương liệu dùng trong mỹ phẩm có hai loại. Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: thường được ghi rõ là "natural fragrance" trong phần ingredients hoặc từ tinh dầu (essential oil).
Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học: thường chỉ được ghi chung chung là "fragrance" trong phần ingredients.
Tác hại:  Riêng fragrance tự nhiên (essential oil) thì tốt và có tác dụng trị liệu. Tác hại nói đến ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.
Mỹ phẩm cũng...nguy hiểm - 2
Cần sử dụng mỹ phẩm đúng cách và không lạm dụng.
Sản phẩm gia dụng
Đồ dùng gia đình và các chất tẩy rửa chắc chắn là những sản phẩm bạn không nên để dính lên da. Chất tẩy rửa đều có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, bỏng da, và thậm chí có thể gây hại cho hệ hô hấp của bạn.
Nhưng trên thực tế, chúng ta thường xuyên để chúng tiếp xúc với bàn tay hoặc cánh tay.
Nhà tư vấn dinh dưỡng cho ngôi sao Kimberly Snyder khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên hoặc có thành phần hữu cơ để tránh những phản ứng có thể có của cơ thể.
Sun-fat
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai sun-fat thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc và vệ sinh cơ thể, dù hai chất này được khuyến cáo là không nên để tiếp xúc với da. Cùng với một số hóa chất khác, SLS và SLES có thể gây lão hóa sớm và dẫn đến bệnh ung thư.
Cồn Isopropyl
Isopropyl có thể được tìm thấy trong xà phòng kháng khuẩn và các loại dầu gội đầu. Chất hóa học này được sử dụng khá phổ biến nhưng đó là thành phần chính tạo nên chất chống đông. Cồn isopropyl làm giảm khả năng kháng khuẩn tự nhiên của làn da bạn. Thậm chí còn nguy hiểm hơn khi nó có thể hoạt động như một chất xúc tác cho các hóa chất khác dễ dàng xâm nhập vào làn da bạn.
Chất Phthalates
Nước hoa, chất khử mùi và keo xịt tóc chính là "kẻ đồng phạm" của hóa chất này. Các nhà sản xuất đã kết hợp loại hóa chất dùng cho công nghiệp này với mỹ phẩm vì lợi ích của họ. Theo nhiều nghiên cứu, Phthalates có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm, giảm lượng tinh trùng và kích ứng da cho các vật thí nghiệm.

Cần biết rõ thành phần hóa chất trong mỹ phẩm để có được lựa chọn sáng suốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Dầu khoáng
Dầu khoáng là một thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm trang điểm nhưng bạn lại không nên để chúng tiếp xúc với da. Thường thấy trong kem dưỡng ẩm, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc em bé, hóa chất được chiết suất từ dầu thô này có thể gây ra các vấn đề ở bề mặt da khi bạn nhìn bằng mắt. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và có thể dẫn đến táo bón. Thành phần này không quá nguy hiểm như các hóa chất khác nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng chúng.
Formaldehyde
Nếu bạn đang băn khoăn về những thứ không nên bôi lên da, hãy cho Formaldehyde vào danh sách. Thành phần này có trong sơn móng tay, sữa tắm và dầu gội đầu. Formaldehyde là một trong ba thành phần lớn tạo nên sơn móng tay. Chiến dịch tuyên truyền cho “Mỹ phẩm An toàn” tuyên bố rằng Formaldehyde có thể hấp thụ qua da và gây kích ứng da, thậm chí dẫn đến ung thư.
Trên đây là một vài thành phần xấu có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới, góp phần giúp chúng ta cẩn trọng hơn cho sức khỏe và nhan sắc của mình.
Trần Lan
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á 
Đọc thêm..
Nạn buôn bán mỹ phẩm giả dường như trở nên rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng tại các nước châu Âu, việc sử dụng, buôn bán thời trang, mỹ phẩm giả được quản lý rất nghiêm ngặt. Mới đây, một bà mẹ 24 tuổi ở Anh đã bị bắt vì tội danh liên quan tới hàng giả, hàng nhái. Cô Leanne đã bị bắt vì đang cố gắng bán lô mỹ phẩm rởm trị giá tới 140 Triệu đồng (40.000 Bảng Anh). Cô Leanne vốn là một nhân viên chăm sóc sức khỏe, đã dùng tới 4 tài khoản Ebay để bán các loại mỹ phẩm rởm với giá thường chỉ 4 Bảng cho món hàng nhái, trong khi đó hàng thật trị giá khoảng 30 Bảng Anh. Khi người mua phàn nàn về chất lượng món hàng thì cô thường chối phăng. Khi cơ quan chức năng kiểm tra cho thấy những loại mỹ phẩm Leanne đang bán chứa rất nhiều loại độc tố. Leanne đã phải đối mặt với án tù treo 8 tháng và 2000 Bảng tiền phạt.

Leanne bị theo dõi khi ra khỏi nhà.
Rõ ràng, các chị em phụ nữ cần phải tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm để sử dụng. Bởi việc sử dụng mỹ phẩm giả sẽ gây rất nhiều nguy hại. Bởi trong mỹ phẩm giả chứa không ít độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.
Một số thành phần độc hại phổ biến là:
Paraben: Một trong những thành phần độc hại nhất cần tránh là Paraben, thường có trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Paraben được tìm thấy trong các khối u ác tính ở ngực và trong mẫu nước tiểu. Hợp chất này thường được sử dụng để bảo quản, khử mùi và tẩy trùng. Điều khiến chúng trở nên độc hại chính là do chúng được hấp thu vào trong cơ thể con người và xâm nhập vào các mao mạch. Paraben cũng nguy hiểm bởi chúng rất giống Estrogen và khó phát hiện khi nằm lẫn trong các tế bào. Do cơ thể coi Paraben giống như Estrogen nên dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái nếu sử dụng thường xuyên các loại mỹ phẩm có chứa chất này.
Sodium hydroxide: Đây là hợp chất thường có trong các sản phẩm làm trắng da. Hợp chất này nguy hiểm bởi dù chúng làm trắng da nhưng đồng thời có thể gây viêm loét da. Khi bôi lên da với nồng độ khoảng 4% thì chúng có thể gây ra sự phá huỷ da một cách khủng khiếp. Ngay cả khi nồng độ dưới 1% thì chúng cũng đã tàn phá làn da, khiến da bị rộp, phỏng.
Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng chủ yếu trong kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm,... với chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS ảnh hưởng đến thị giác trẻ em, gây bệnh đục thủy tinh thể, rụng tóc, ung thư thận, não..., khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Tuy chưa chính thức bị cấm sử dụng nhưng SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm. Nó có thể kết hợp với những chất khác để trở thành Nitrosamines, một chất gây ung thư.
Polyethylene glycol (PEG): Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da, gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Propylen glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi... PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận.
Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu.
Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và  Monoethanolamine (MEA): Có trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Các chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Formaldehyde: Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu, Formaldehyde còn được biết đến với các dạng: Formalin, Formic Aldehyde, Oxomethane, Oxymethylene gây ra các tác dụng nguy hiểm như làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng. Nếu  hít phải thành phần chất độc hại này có thể khiến bạn bị hen suyễn hay nguy cơ mắc nhiễm các chứng bệnh ung thư.
Hydroquinone: Được tìm thấy nhiều trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem che khuyết điểm, dung dịch rửa mặt, kem làm trắng da, với các tác hại nguy hiểm như gây bệnh ưng thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển của các độc tố có hại trong cơ thể.
Dầu khoáng: chất có trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng, còn được biết đến với các dạng Liquidum Paraffinum, Paraffin Oil, Paraffin Wax. Do có nguồn gốc từ dầu mỏ, nên chất này có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
Phthalates: thường được phát hiện trong nước hoa, các loại sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, xà bông, dầu gội đầu…, có các dạng khác như DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP. Loại hóa chất này dẫn đến các nguy cơ như làm thay đổi hệ thống nội tiết, các hóc môn trong cơ thể người. Những loại nước hoa có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm, khó chịu hay dẫn đến tăng động thái quá. Ở Anh, những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm.
Propylene Glycol: có trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da, còn được nhắc đến với các tên Humectant (chất dưỡng ẩm), MSDS. Đây là các chất chống đông lạnh gây ra hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, làm tổn thương nặng cho gan và thận.

Julia
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á 

Bán mỹ phẩm lởm sẽ bị phạt tù

Nạn buôn bán mỹ phẩm giả dường như trở nên rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng tại các nước châu Âu, việc sử dụng, buôn bán thời trang, mỹ phẩm giả được quản lý rất nghiêm ngặt. Mới đây, một bà mẹ 24 tuổi ở Anh đã bị bắt vì tội danh liên quan tới hàng giả, hàng nhái. Cô Leanne đã bị bắt vì đang cố gắng bán lô mỹ phẩm rởm trị giá tới 140 Triệu đồng (40.000 Bảng Anh). Cô Leanne vốn là một nhân viên chăm sóc sức khỏe, đã dùng tới 4 tài khoản Ebay để bán các loại mỹ phẩm rởm với giá thường chỉ 4 Bảng cho món hàng nhái, trong khi đó hàng thật trị giá khoảng 30 Bảng Anh. Khi người mua phàn nàn về chất lượng món hàng thì cô thường chối phăng. Khi cơ quan chức năng kiểm tra cho thấy những loại mỹ phẩm Leanne đang bán chứa rất nhiều loại độc tố. Leanne đã phải đối mặt với án tù treo 8 tháng và 2000 Bảng tiền phạt.

Leanne bị theo dõi khi ra khỏi nhà.
Rõ ràng, các chị em phụ nữ cần phải tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm để sử dụng. Bởi việc sử dụng mỹ phẩm giả sẽ gây rất nhiều nguy hại. Bởi trong mỹ phẩm giả chứa không ít độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.
Một số thành phần độc hại phổ biến là:
Paraben: Một trong những thành phần độc hại nhất cần tránh là Paraben, thường có trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Paraben được tìm thấy trong các khối u ác tính ở ngực và trong mẫu nước tiểu. Hợp chất này thường được sử dụng để bảo quản, khử mùi và tẩy trùng. Điều khiến chúng trở nên độc hại chính là do chúng được hấp thu vào trong cơ thể con người và xâm nhập vào các mao mạch. Paraben cũng nguy hiểm bởi chúng rất giống Estrogen và khó phát hiện khi nằm lẫn trong các tế bào. Do cơ thể coi Paraben giống như Estrogen nên dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái nếu sử dụng thường xuyên các loại mỹ phẩm có chứa chất này.
Sodium hydroxide: Đây là hợp chất thường có trong các sản phẩm làm trắng da. Hợp chất này nguy hiểm bởi dù chúng làm trắng da nhưng đồng thời có thể gây viêm loét da. Khi bôi lên da với nồng độ khoảng 4% thì chúng có thể gây ra sự phá huỷ da một cách khủng khiếp. Ngay cả khi nồng độ dưới 1% thì chúng cũng đã tàn phá làn da, khiến da bị rộp, phỏng.
Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng chủ yếu trong kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm,... với chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS ảnh hưởng đến thị giác trẻ em, gây bệnh đục thủy tinh thể, rụng tóc, ung thư thận, não..., khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Tuy chưa chính thức bị cấm sử dụng nhưng SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm. Nó có thể kết hợp với những chất khác để trở thành Nitrosamines, một chất gây ung thư.
Polyethylene glycol (PEG): Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da, gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Propylen glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi... PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận.
Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu.
Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và  Monoethanolamine (MEA): Có trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Các chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Formaldehyde: Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu, Formaldehyde còn được biết đến với các dạng: Formalin, Formic Aldehyde, Oxomethane, Oxymethylene gây ra các tác dụng nguy hiểm như làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng. Nếu  hít phải thành phần chất độc hại này có thể khiến bạn bị hen suyễn hay nguy cơ mắc nhiễm các chứng bệnh ung thư.
Hydroquinone: Được tìm thấy nhiều trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem che khuyết điểm, dung dịch rửa mặt, kem làm trắng da, với các tác hại nguy hiểm như gây bệnh ưng thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển của các độc tố có hại trong cơ thể.
Dầu khoáng: chất có trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng, còn được biết đến với các dạng Liquidum Paraffinum, Paraffin Oil, Paraffin Wax. Do có nguồn gốc từ dầu mỏ, nên chất này có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
Phthalates: thường được phát hiện trong nước hoa, các loại sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, xà bông, dầu gội đầu…, có các dạng khác như DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP. Loại hóa chất này dẫn đến các nguy cơ như làm thay đổi hệ thống nội tiết, các hóc môn trong cơ thể người. Những loại nước hoa có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm, khó chịu hay dẫn đến tăng động thái quá. Ở Anh, những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm.
Propylene Glycol: có trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da, còn được nhắc đến với các tên Humectant (chất dưỡng ẩm), MSDS. Đây là các chất chống đông lạnh gây ra hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, làm tổn thương nặng cho gan và thận.

Julia
Xem thêm dịch vụ công bố lưu hành mỹ phẩm tại Luật Đông Á 
Đọc thêm..