Hầu hết chúng ta đều biết rằng thật khó có chuyện mỹ phẩm làm cho con người trẻ ra hoặc đem lại tình yêu. Nhưng đó lại là điều những nhà tiếp thị hứa hẹn với phụ nữ từ buổi bình minh của ngành quảng cáo.

Thông điệp họ đưa ra là: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi để trở nên xinh đẹp, quyến rũ được đàn ông hoặc giữ chồng. Quảng cáo chính là tác nhân không nhỏ khiến phụ nữ không ngần ngại bỏ số tiền lớn để mua mỹ phẩm với mong muốn chống lại những dấu hiệu của tuổi tác.

Hãy cùng điểm lại một số quảng cáo mỹ phẩm ấn tượng trong lịch sử đã giúp các nhà sản xuất “hốt bạc” từ nỗi ám ảnh của phụ nữ về tuổi tác:

Vợ bạn? (1908)


Đây là quảng cáo kem massage mặt Pompeian. Nhìn qua thì có vẻ như quảng cáo này dành cho các ông chồng, nhưng thực tế thì nó nhằm vào phụ nữ, những người luôn lo rằng mình không còn là cô dâu xinh đẹp hôm nào: “Vợ bạn có còn tươi trẻ như ngày các bạn đến với nhau? Nếu không, đó là do cô ấy không chú tâm chăm sóc làn da. Những mối quan tâm xã hội và gia đình, trách nhiệm làm mẹ…đã để lại nếp nhăn trên khuôn mặt và cướp đi tuổi thanh xuân của vợ bạn…”

Vẻ đẹp nhân tạo (1926 )


Nữ diễn viên Edma Wallace Hopper là một trong những ngôi sao giải trí đầu tiên ở Mỹ quảng cáo mỹ phẩm. Hopper, khi đó đã 40 tuổi, nói: “Tôi lấy lòng được đàn ông là nhờ sắc đẹp và tuổi trẻ. Vẻ đẹp của tôi là vẻ đẹp “nhân tạo”. Tất cả những gì của tôi khiến phụ nữ ghen tị đều có được là nhờ sự chăm sóc chuyên nghiệp”.

Làm sao để giữ chồng? (1932)

“Tôi tin rằng đa số những bà vợ không để ý rằng người chồng ngắm nhìn làn da của họ nhiều hơn họ tưởng. Tôi cũng không biết điều này cho đến khi một chuyên gia tư vấn làm đẹp khuyên tôi: hãy giữ làn da trẻ trung, bởi vẻ tươi trẻ chính là những gì đàn ông tìm kiếm. Đừng quên chăm sóc làn da của mình. Đừng dùng mặt mình như một nơi “thử” xà phòng. Vậy làm sao có thể lấy lại vẻ đẹp của mình theo cách đó?” 


Đó là quảng cáo “Làm sao để giữ được chồng?” của xà phòng Palmolive năm 1932, như một lời đe doạ: Mua xà phòng của chúng tôi, nếu không bạn sẽ mất chồng vào tay người khác!

Nhanh chóng tàn phai (1937) 



Quảng cáo mỹ phẩm Boncilla Laboratories được xây dựng như một câu chuyện đêm khuya. Những dòng đầu của quảng cáo như sau: “Trông bạn trẻ như hồi 8 năm trước vậy, Adele ạ” - “Làm sao bạn làm được điều đó?” Sự ganh tị thể hiện rõ trong giọng nói của Marjorie. Họ bằng tuổi nhau, từng là bạn học cùng trường. Sau 8 năm xa cách, họ gặp nhau và cùng tán gẫu đủ chuyện. Adele vẫn giữ được nét tươi trẻ của mình, còn Marjorie tuy vẫn đẹp nhưng đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên mặt. “Mình chỉ đơn giản là cố gắng giữ gìn những gì tự nhiên ban tặng bằng cách tự chăm sóc bản thân trong nhà tắm. Mình làm cho làn da tươi tắn và trẻ lại,” Adele nói.

Giữ mãi tuổi thanh xuân (1942)


Quảng cáo xà phòng của hãng Palmolive trong thời kỳ Thế chiến thứ 2 đã so sánh việc gìn giữ vẻ đẹp với lòng yêu nước, thêm vào đó một lời ẩn ý của sự hy sinh: “Hiện nay, những giây phút bên anh ấy trở nên thật hiếm hoi, trôi nhanh và quý giá vô cùng. Vì anh ấy và bạn, hãy luôn xinh đẹp và đáng yêu nhất có thể bất cứ khi nào hai bạn ở bên nhau.”

Đẹp lên một cách kỳ diệu (1943)



Quảng cáo kem dưỡng da mặt của Hopper là một trong những quảng cáo đầu tiên sử dụng ảnh chỉnh sửa để nhấn mạnh hiểm họa của việc không sử dụng đúng loại kem chống nhăn.

Mấy ai sinh ra đã xinh đẹp (1950)



Quảng cáo này của hãng Elizabeth Arden đã cuốn hút những người Mỹ thích sự mới mẻ. Bạn không được sinh ra với vẻ đẹp trời phú? Không phải lo lắng, bạn vẫn có thể sở hữu vẻ đẹp do chính mình tạo ra.

Nét đẹp bé gái (1968)


Không rõ quảng cáo xà phòng của hãng Freudian Ivory định nói gì với phụ nữ: “Bạn có thể cạnh tranh với vẻ đẹp trẻ trung của con gái bạn?”

Làn da rám nắng khoẻ mạnh (1970)


Quảng cáo này của hãng Coppertone đã đặt hình ảnh cô gái với làn da rám nắng lên trước tất cả những lời khuyến cáo về việc phơi nắng có thể gây ung thư da và lão hoá da.

Bạn có tin vào điều kỳ diệu? (2009)


Quảng cáo kem dưỡng da mặt của hãng La Mer năm 2009 hứa hẹn đem đến một điều kỳ diệu: làm cho phụ nữ trở nên xinh đẹp. Điều kỳ diệu tất nhiên không hề rẻ - “thần dược” chống nếp nhăn La Mer trị giá 230 USD cho 2 ounce (khoảng 60g). Bỏ qua yếu tố khoa học, quảng cáo này thuyết phục người tiêu dùng tin vào “những điều không thể lý giải bởi quy luật của tự nhiên”.  

Đến tuổi già (2009)


Quảng cáo này của Dermitage cho biết sản phẩm tăng cường collagen, tuy nhiên bản chất nó chỉ nói đơn giản: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi nếu không bạn sẽ nhìn vừa già vừa xấu.

Hãy mạnh mẽ trước những nếp nhăn (2009)


Quảng cáo sản phẩm chống nhăn của Avene đánh vào tâm lý của một thế hệ phụ nữ thích sự mạnh mẽ. Bạn không chỉ xoá đi nếp nhăn mà còn chứng minh rằng mình mạnh hơn nó nhiều. Bạn chống lại những nếp nhăn. Bạn không để chúng lấy đi bất cứ thứ gì của mình.

Quảng cáo mỹ phẩm ấn tượng nhất trong lịch sử

Hầu hết chúng ta đều biết rằng thật khó có chuyện mỹ phẩm làm cho con người trẻ ra hoặc đem lại tình yêu. Nhưng đó lại là điều những nhà tiếp thị hứa hẹn với phụ nữ từ buổi bình minh của ngành quảng cáo.

Thông điệp họ đưa ra là: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi để trở nên xinh đẹp, quyến rũ được đàn ông hoặc giữ chồng. Quảng cáo chính là tác nhân không nhỏ khiến phụ nữ không ngần ngại bỏ số tiền lớn để mua mỹ phẩm với mong muốn chống lại những dấu hiệu của tuổi tác.

Hãy cùng điểm lại một số quảng cáo mỹ phẩm ấn tượng trong lịch sử đã giúp các nhà sản xuất “hốt bạc” từ nỗi ám ảnh của phụ nữ về tuổi tác:

Vợ bạn? (1908)


Đây là quảng cáo kem massage mặt Pompeian. Nhìn qua thì có vẻ như quảng cáo này dành cho các ông chồng, nhưng thực tế thì nó nhằm vào phụ nữ, những người luôn lo rằng mình không còn là cô dâu xinh đẹp hôm nào: “Vợ bạn có còn tươi trẻ như ngày các bạn đến với nhau? Nếu không, đó là do cô ấy không chú tâm chăm sóc làn da. Những mối quan tâm xã hội và gia đình, trách nhiệm làm mẹ…đã để lại nếp nhăn trên khuôn mặt và cướp đi tuổi thanh xuân của vợ bạn…”

Vẻ đẹp nhân tạo (1926 )


Nữ diễn viên Edma Wallace Hopper là một trong những ngôi sao giải trí đầu tiên ở Mỹ quảng cáo mỹ phẩm. Hopper, khi đó đã 40 tuổi, nói: “Tôi lấy lòng được đàn ông là nhờ sắc đẹp và tuổi trẻ. Vẻ đẹp của tôi là vẻ đẹp “nhân tạo”. Tất cả những gì của tôi khiến phụ nữ ghen tị đều có được là nhờ sự chăm sóc chuyên nghiệp”.

Làm sao để giữ chồng? (1932)

“Tôi tin rằng đa số những bà vợ không để ý rằng người chồng ngắm nhìn làn da của họ nhiều hơn họ tưởng. Tôi cũng không biết điều này cho đến khi một chuyên gia tư vấn làm đẹp khuyên tôi: hãy giữ làn da trẻ trung, bởi vẻ tươi trẻ chính là những gì đàn ông tìm kiếm. Đừng quên chăm sóc làn da của mình. Đừng dùng mặt mình như một nơi “thử” xà phòng. Vậy làm sao có thể lấy lại vẻ đẹp của mình theo cách đó?” 


Đó là quảng cáo “Làm sao để giữ được chồng?” của xà phòng Palmolive năm 1932, như một lời đe doạ: Mua xà phòng của chúng tôi, nếu không bạn sẽ mất chồng vào tay người khác!

Nhanh chóng tàn phai (1937) 



Quảng cáo mỹ phẩm Boncilla Laboratories được xây dựng như một câu chuyện đêm khuya. Những dòng đầu của quảng cáo như sau: “Trông bạn trẻ như hồi 8 năm trước vậy, Adele ạ” - “Làm sao bạn làm được điều đó?” Sự ganh tị thể hiện rõ trong giọng nói của Marjorie. Họ bằng tuổi nhau, từng là bạn học cùng trường. Sau 8 năm xa cách, họ gặp nhau và cùng tán gẫu đủ chuyện. Adele vẫn giữ được nét tươi trẻ của mình, còn Marjorie tuy vẫn đẹp nhưng đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên mặt. “Mình chỉ đơn giản là cố gắng giữ gìn những gì tự nhiên ban tặng bằng cách tự chăm sóc bản thân trong nhà tắm. Mình làm cho làn da tươi tắn và trẻ lại,” Adele nói.

Giữ mãi tuổi thanh xuân (1942)


Quảng cáo xà phòng của hãng Palmolive trong thời kỳ Thế chiến thứ 2 đã so sánh việc gìn giữ vẻ đẹp với lòng yêu nước, thêm vào đó một lời ẩn ý của sự hy sinh: “Hiện nay, những giây phút bên anh ấy trở nên thật hiếm hoi, trôi nhanh và quý giá vô cùng. Vì anh ấy và bạn, hãy luôn xinh đẹp và đáng yêu nhất có thể bất cứ khi nào hai bạn ở bên nhau.”

Đẹp lên một cách kỳ diệu (1943)



Quảng cáo kem dưỡng da mặt của Hopper là một trong những quảng cáo đầu tiên sử dụng ảnh chỉnh sửa để nhấn mạnh hiểm họa của việc không sử dụng đúng loại kem chống nhăn.

Mấy ai sinh ra đã xinh đẹp (1950)



Quảng cáo này của hãng Elizabeth Arden đã cuốn hút những người Mỹ thích sự mới mẻ. Bạn không được sinh ra với vẻ đẹp trời phú? Không phải lo lắng, bạn vẫn có thể sở hữu vẻ đẹp do chính mình tạo ra.

Nét đẹp bé gái (1968)


Không rõ quảng cáo xà phòng của hãng Freudian Ivory định nói gì với phụ nữ: “Bạn có thể cạnh tranh với vẻ đẹp trẻ trung của con gái bạn?”

Làn da rám nắng khoẻ mạnh (1970)


Quảng cáo này của hãng Coppertone đã đặt hình ảnh cô gái với làn da rám nắng lên trước tất cả những lời khuyến cáo về việc phơi nắng có thể gây ung thư da và lão hoá da.

Bạn có tin vào điều kỳ diệu? (2009)


Quảng cáo kem dưỡng da mặt của hãng La Mer năm 2009 hứa hẹn đem đến một điều kỳ diệu: làm cho phụ nữ trở nên xinh đẹp. Điều kỳ diệu tất nhiên không hề rẻ - “thần dược” chống nếp nhăn La Mer trị giá 230 USD cho 2 ounce (khoảng 60g). Bỏ qua yếu tố khoa học, quảng cáo này thuyết phục người tiêu dùng tin vào “những điều không thể lý giải bởi quy luật của tự nhiên”.  

Đến tuổi già (2009)


Quảng cáo này của Dermitage cho biết sản phẩm tăng cường collagen, tuy nhiên bản chất nó chỉ nói đơn giản: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi nếu không bạn sẽ nhìn vừa già vừa xấu.

Hãy mạnh mẽ trước những nếp nhăn (2009)


Quảng cáo sản phẩm chống nhăn của Avene đánh vào tâm lý của một thế hệ phụ nữ thích sự mạnh mẽ. Bạn không chỉ xoá đi nếp nhăn mà còn chứng minh rằng mình mạnh hơn nó nhiều. Bạn chống lại những nếp nhăn. Bạn không để chúng lấy đi bất cứ thứ gì của mình.
Đọc thêm..

Chia sẻ về xu hướng truyền thông mới nhất tại Việt Nam, bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc Kantar Media Việt Nam, đưa ra nhiều số liệu để chứng minh: quảng cáo vẫn là phương tiện truyền thông số 1 tại Việt Nam. 

Năm 2015, nếu bức tranh quảng cáo của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm, bà Thanh Mai cho rằng, mức độ tăng trưởng của quảng cáo sẽ tụt giảm hơn nữa so với 2014. Nguyên nhân là do những động thái cắt giảm ngân sách của các nhà quảng cáo lớn trong ngành hàng tiêu dùng.
Là công ty chuyên điều tra, theo dõi thị trường quảng cáo tại Việt Nam, Kantar Media nhìn nhận thế nào về xu hướng chuyển dịch sang các kênh truyền thông mới? Chị có cho rằng đây là thời điểm thách thức cao đối với các kênh truyền thông truyền thống (truyền hình, báo in, tạp chí) hay không?
Cho tới thời điểm này, mọi nghiên cứu của chúng tôi đều cho thấy, quảng cáo, đặc biệt là truyền hình tại Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số một của mình so với các phương tiện truyền thông khác. Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả trên thị trường thế giới, truyền hình cũng là phương tiện truyền thông có thị phần quảng cáo lớn nhất. Quảng cáo truyền thông số có mức độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây và lấy đi thị phần quảng cáo của báo in, tạp chí và radio.
Thời điểm này cũng là thời điểm đầy thách thức đối với chính ngành truyền hình giống như đối với báo in và tạp chí những năm đầu của thế kỉ 21. Tuy nhiên, với ưu thế về âm thanh, hình ảnh video truyền hình có khả năng phát triển vượt bậc nếu biết tận dụng cơ hội "truyền hình mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện" mà công nghệ số mang lại.
Thách thức đối với quảng cáo truyền hình là để tồn tại và phát triển, cần mô hình kinh doanh quảng cáo mới, kết hợp cả kinh doanh quảng cáo truyền hình truyền thống và kinh doanh quảng cáo ở nội dung truyền hình trên các phương tiện truyền thông mới. Chúng có nền tảng công nghệ số qua internet và các thiết bị di động như máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động. Ngành báo in đã sớm trải qua thách thức này và giờ là thời điểm thay đổi của ngành truyền hình.


Kantar Media nhận thấy mức tăng trưởng về chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam trong năm 2014 ra sao? Tỷ lệ tăng giảm của mỗi loại hình quảng cáo như thế nào?

Theo số liệu quảng cáo chúng tôi ghi nhận được trên 82 kênh truyền hình, 34 đầu tạp chí, 27 đầu báo in và 1 kênh radio cho tới hết quý 3/2014 đã cho thấy, quảng cáo trên truyền hình và radio tăng hơn 40% và 75% so với 9 tháng đầu năm 2013, trong khi quảng cáo trên báo in và tạp chí tiếp tục khuynh hướng giảm đi hơn 10% so với năm trước.
Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động thông minh ở Việt Nam tương đối cao là 34%, chỉ đứng sau Indonesia
Phải nói thêm rằng, chúng tôi đầu tư và dành nhiều quan tâm tới quảng cáo truyền hình do đây là phương tiện quảng cáo truyền thông linh hoạt, hấp dẫn nhất, được người dân đánh giá có nhiều thông tin hữu ích trong các quyết định mua sắm của họ, đồng thời các đài truyền hình cũng là những khách hàng đi đầu trong việc đầu tư và sử dụng các số liệu nghiên cứu khán giả và quảng cáo trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu quảng cáo trên báo và tạp chí mà chúng tôi ghi nhận chỉ dành cho các đầu báo và tạp chí được các công ty quảng cáo đặt hàng trước đây, trong đó có một số đầu báo và tạp chí không còn tiếp tục phát hành trên thị trường nữa. Hầu hết các đơn vị báo in và phát hành lại chưa có động thái tìm hiểu và đầu tư vào nghiên cứu thị trường và nghiên cứu quảng cáo nên số liệu nghiên cứu về quảng cáo trên báo in chỉ hạn chế ở những đầu báo đang được ghi nhận.

Dự báo tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 là như thế nào? Chị kỳ vọng năm 2015, con số này sẽ tăng trưởng như thế nào và đâu là lý do để chị đưa ra dự đoán ấy?

Nhìn chung, tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, ít nhất là trên 25%. Tuy mức độ đầu tư vào quảng cáo từ quý 2/2014 có dấu hiệu cắt giảm thấp hơn so với những năm trước và quảng cáo truyền hình vẫn tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình với thị phần quảng cáo ít nhất là trên 70% tổng chi phí quảng cáo tại Việt Nam.
Năm 2015, nếu bức tranh quảng cáo của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm chúng tôi cho rằng, mức độ tăng trưởng của quảng cáo sẽ tụt giảm hơn nữa so với 2014 do những động thái cắt giảm ngân sách của các nhà quảng cáo lớn trong ngành hàng tiêu dùng. Ngược lại với việc cắt giảm ngân sách quảng cáo là thực tế "nở rộ" của nhiều loại hình truyền thông mới, mang tới cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, dẫn tới việc tiếp cận và gửi được thông điệp quảng cáo đến cho đúng đối tượng mục tiêu càng khó và tốn chi phí hơn. Như vậy, việc cắt giảm ngân sách quảng cáo chỉ khả thi đối với những doanh nghiệp đã chi quá dư cho quảng cáo, còn đại đa số khách hàng nhỏ và vừa khác sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo nói chung để đạt được cùng hiệu quả như trước đây.

Có một sự khác biệt khá lớn giữa doanh thu thực và doanh thu tính theo biểu giá niêm yết của các cơ quan báo chí. Theo chị, thực trạng doanh thu từ quảng cáo của các phương tiện truyền thông là tăng hay giảm và vì sao có sự chênh lệch đó?

Thực tế là doanh nghiệp không bắt buộc công khai và minh bạch về báo cáo tài chính ra công chúng, chính vì vậy doanh thu quảng cáo của các đơn vị kinh doanh quảng cáo truyền thông được ghi nhận theo số lần thực phát, thực đăng theo biểu giá công bố của cơ quan báo chí hay đơn vị được quyền khai thác kinh doanh quảng cáo. Chúng tôi không thể và không có cơ sở để xác định doanh thu thực và doanh thu tính theo biểu giá niêm yết.
Tuy không thể biết doanh thu thực của các đơn vị, nhưng chúng tôi tin rằng, doanh thu quảng cáo của các phương tiện truyền thông nói chung là tăng hay giảm thông qua việc quan sát số lượng của các sản phẩm quảng cáo, các đơn vị truyền thông có phát triển hay không đang có mặt trên thị trường.
Dường như các kênh truyền thông kỹ thuật số đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, khi ngân sách cho hoạt động này tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, loại hình truyền thông số nào đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn? Đây có phải là xu hướng chung của thế giới hay không?
Truyền thông kỹ thuật số là một thuật ngữ "nóng" được nhắc tới ở khắp nơi, tuy thực tế không có số liệu nào để minh chứng cho việc này. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể về doanh thu hay chi phí đầu tư truyền thông kỹ thuật số, do đó không thể biết được ngân sách tăng hay giảm. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, quảng cáo trên điện thoại di động tăng trưởng nhanh, còn lại quảng cáo internet, search hay display đang sụt giảm.
Tuy nhiên để quảng cáo hiệu quả trên điện thoại di động, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp từ việc tổ chức và tối ưu hóa trang web, sáng tạo phù hợp với các hệ điều hành OS hay Android, thị phần của điện thoại thông minh... Một số đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên điện thoại di động đang khai thác mạnh hình thức quảng cáo theo địa điểm (location based) thông qua hệ thống wifi.
Hình thức quảng cáo quá nhiều tin nhắn rác trên điện thoại di động hiện nay gây phản cảm và ảnh hưởng xấu tới đánh giá của người sử dụng nói chung về hình thức quảng cáo này.
Các tờ báo chính thống đều đầu tư thêm các kênh online và mobile. Theo chị, các động thái này có giúp cho các cơ quan báo chí giải quyết vấn đề doanh số suy giảm hay không? Mức độ tăng trưởng doanh thu của các cơ quan báo chí có hay không, khi duy trì một hệ sinh thái gồm nhiều kênh truyền thông như vậy?
Như đã trả lời trong câu 2, chúng tôi không có nhiều nghiên cứu sâu về báo in, nên không có dữ liệu thực tế của thị trường để trả lời cho câu hỏi này, nhưng ít nhất về truyền hình ở biểu đồ thứ 2 trong câu hỏi thứ 1, cho thấy đấy là tương lai và là cách duy nhất để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Người xem, người nghe và người sử dụng các phương tiện truyền thông không quan tâm báo chí đến với họ qua kênh nào, lúc nào, trên thiết bị gì mà họ quan tâm xem, nghe những gì mình thích, lúc nào, ở đâu và bằng cái gì. Đây là thời của người tiêu dùng và thực sự thì người tiêu dùng đã bỏ xa các đơn vị sản xuất hay truyền thông. Nếu muốn tồn tại và tiếp tục phát triển, các nhà sản xuất và truyền thông phải theo kịp khách hàng của mình.
 Chị nhận thấy xu thế của quảng cáo trên di động (mobile advertising) tại Việt Nam đang đi theo chiều hướng nào? Tỷ trọng của mobile advertising trong ngân sách quảng cáo của các công ty tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Trong các hội thảo và hội nghị gần đây về mobile marketing, có thể thấy đơn vị quảng cáo nhiều nhất Việt Nam đang tích cực vận động đầu tư vào mobile advertising. Từ góc độ của đơn vị nghiên cứu truyền thông đầy đủ nhất Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng, quảng cáo trên điện thoại di động có nhiều tiềm năng, đặc biệt có thể thay thế loại hình quảng cáo tại điểm bán hết sức hiệu quả ở các trung tâm mua sắm hay siêu thị nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt. Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động thông minh ở Việt Nam tương đối cao là 34%, chỉ đứng sau Indonesia. Có 91% hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất một điện thoại di động trong nhà, nên ngay với điện thoại di động thường nếu biết quảng cáo cũng sẽ rất hiệu quả để đến với người tiêu dùng ở nông thôn.
Nhìn chung, tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, ít nhất là trên 25%
Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và đang còn ở giai đoạn ban đầu. Kantar Media có sẵn những giải pháp nghiên cứu thị trường phù hợp cho loại phương tiện truyền thông và quảng cáo này. Hy vọng khi thị trường phát triển hơn một chút, các nhà quảng cáo, các công ty quảng cáo và cung cấp dịch vụ sẽ đầu tư để có số liệu nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về hiệu quả của phương tiện truyền thông này.

Kantar Media nhận xét thế nào về thị trường quảng cáo trên mạng xã hội? Kantar có tiến hành thống kê số liệu về loại hình quảng cáo này không? Các doanh nghiệp đánh giá về hiệu quả quảng cáo trên mạng xã hội như thế nào?

Xu hướng thế giới cho thấy, quảng cáo trên mạng xã hội phát triển mạnh, đa dạng và để khác biệt, các mạng xã hội cũng có những chiến lược phát triển khác nhau, ví dụ như Twiter khẳng định hạ tầng của mạng xã hội này được thiết kế để bổ trợ cho ngành truyền hình. Tập đoàn Kantar Media cũng đánh giá đây là một mảng truyền thông lớn và có các công ty chuyên sâu nghiên cứu về social media ở từng khu vực: châu Mỹ & Mỹ La tinh, châu Âu và châu Á. Social media cũng nằm trong kế hoạch phát triển nghiên cứu truyền thông số ở Việt Nam của chúng tôi, nhưng giờ còn quá sớm để chia sẻ kế hoạch cụ thể.
Xin cảm ơn chị!
Nguồn: http://vads.vn/quang-cao-van-la-so-mot-tai-viet-nam-a20150122094331611-c1146.htm

Quảng cáo vẫn là số 1 tại Việt Nam

Chia sẻ về xu hướng truyền thông mới nhất tại Việt Nam, bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc Kantar Media Việt Nam, đưa ra nhiều số liệu để chứng minh: quảng cáo vẫn là phương tiện truyền thông số 1 tại Việt Nam. 

Năm 2015, nếu bức tranh quảng cáo của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm, bà Thanh Mai cho rằng, mức độ tăng trưởng của quảng cáo sẽ tụt giảm hơn nữa so với 2014. Nguyên nhân là do những động thái cắt giảm ngân sách của các nhà quảng cáo lớn trong ngành hàng tiêu dùng.
Là công ty chuyên điều tra, theo dõi thị trường quảng cáo tại Việt Nam, Kantar Media nhìn nhận thế nào về xu hướng chuyển dịch sang các kênh truyền thông mới? Chị có cho rằng đây là thời điểm thách thức cao đối với các kênh truyền thông truyền thống (truyền hình, báo in, tạp chí) hay không?
Cho tới thời điểm này, mọi nghiên cứu của chúng tôi đều cho thấy, quảng cáo, đặc biệt là truyền hình tại Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số một của mình so với các phương tiện truyền thông khác. Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả trên thị trường thế giới, truyền hình cũng là phương tiện truyền thông có thị phần quảng cáo lớn nhất. Quảng cáo truyền thông số có mức độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây và lấy đi thị phần quảng cáo của báo in, tạp chí và radio.
Thời điểm này cũng là thời điểm đầy thách thức đối với chính ngành truyền hình giống như đối với báo in và tạp chí những năm đầu của thế kỉ 21. Tuy nhiên, với ưu thế về âm thanh, hình ảnh video truyền hình có khả năng phát triển vượt bậc nếu biết tận dụng cơ hội "truyền hình mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện" mà công nghệ số mang lại.
Thách thức đối với quảng cáo truyền hình là để tồn tại và phát triển, cần mô hình kinh doanh quảng cáo mới, kết hợp cả kinh doanh quảng cáo truyền hình truyền thống và kinh doanh quảng cáo ở nội dung truyền hình trên các phương tiện truyền thông mới. Chúng có nền tảng công nghệ số qua internet và các thiết bị di động như máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động. Ngành báo in đã sớm trải qua thách thức này và giờ là thời điểm thay đổi của ngành truyền hình.


Kantar Media nhận thấy mức tăng trưởng về chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam trong năm 2014 ra sao? Tỷ lệ tăng giảm của mỗi loại hình quảng cáo như thế nào?

Theo số liệu quảng cáo chúng tôi ghi nhận được trên 82 kênh truyền hình, 34 đầu tạp chí, 27 đầu báo in và 1 kênh radio cho tới hết quý 3/2014 đã cho thấy, quảng cáo trên truyền hình và radio tăng hơn 40% và 75% so với 9 tháng đầu năm 2013, trong khi quảng cáo trên báo in và tạp chí tiếp tục khuynh hướng giảm đi hơn 10% so với năm trước.
Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động thông minh ở Việt Nam tương đối cao là 34%, chỉ đứng sau Indonesia
Phải nói thêm rằng, chúng tôi đầu tư và dành nhiều quan tâm tới quảng cáo truyền hình do đây là phương tiện quảng cáo truyền thông linh hoạt, hấp dẫn nhất, được người dân đánh giá có nhiều thông tin hữu ích trong các quyết định mua sắm của họ, đồng thời các đài truyền hình cũng là những khách hàng đi đầu trong việc đầu tư và sử dụng các số liệu nghiên cứu khán giả và quảng cáo trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu quảng cáo trên báo và tạp chí mà chúng tôi ghi nhận chỉ dành cho các đầu báo và tạp chí được các công ty quảng cáo đặt hàng trước đây, trong đó có một số đầu báo và tạp chí không còn tiếp tục phát hành trên thị trường nữa. Hầu hết các đơn vị báo in và phát hành lại chưa có động thái tìm hiểu và đầu tư vào nghiên cứu thị trường và nghiên cứu quảng cáo nên số liệu nghiên cứu về quảng cáo trên báo in chỉ hạn chế ở những đầu báo đang được ghi nhận.

Dự báo tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 là như thế nào? Chị kỳ vọng năm 2015, con số này sẽ tăng trưởng như thế nào và đâu là lý do để chị đưa ra dự đoán ấy?

Nhìn chung, tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, ít nhất là trên 25%. Tuy mức độ đầu tư vào quảng cáo từ quý 2/2014 có dấu hiệu cắt giảm thấp hơn so với những năm trước và quảng cáo truyền hình vẫn tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình với thị phần quảng cáo ít nhất là trên 70% tổng chi phí quảng cáo tại Việt Nam.
Năm 2015, nếu bức tranh quảng cáo của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm chúng tôi cho rằng, mức độ tăng trưởng của quảng cáo sẽ tụt giảm hơn nữa so với 2014 do những động thái cắt giảm ngân sách của các nhà quảng cáo lớn trong ngành hàng tiêu dùng. Ngược lại với việc cắt giảm ngân sách quảng cáo là thực tế "nở rộ" của nhiều loại hình truyền thông mới, mang tới cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, dẫn tới việc tiếp cận và gửi được thông điệp quảng cáo đến cho đúng đối tượng mục tiêu càng khó và tốn chi phí hơn. Như vậy, việc cắt giảm ngân sách quảng cáo chỉ khả thi đối với những doanh nghiệp đã chi quá dư cho quảng cáo, còn đại đa số khách hàng nhỏ và vừa khác sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo nói chung để đạt được cùng hiệu quả như trước đây.

Có một sự khác biệt khá lớn giữa doanh thu thực và doanh thu tính theo biểu giá niêm yết của các cơ quan báo chí. Theo chị, thực trạng doanh thu từ quảng cáo của các phương tiện truyền thông là tăng hay giảm và vì sao có sự chênh lệch đó?

Thực tế là doanh nghiệp không bắt buộc công khai và minh bạch về báo cáo tài chính ra công chúng, chính vì vậy doanh thu quảng cáo của các đơn vị kinh doanh quảng cáo truyền thông được ghi nhận theo số lần thực phát, thực đăng theo biểu giá công bố của cơ quan báo chí hay đơn vị được quyền khai thác kinh doanh quảng cáo. Chúng tôi không thể và không có cơ sở để xác định doanh thu thực và doanh thu tính theo biểu giá niêm yết.
Tuy không thể biết doanh thu thực của các đơn vị, nhưng chúng tôi tin rằng, doanh thu quảng cáo của các phương tiện truyền thông nói chung là tăng hay giảm thông qua việc quan sát số lượng của các sản phẩm quảng cáo, các đơn vị truyền thông có phát triển hay không đang có mặt trên thị trường.
Dường như các kênh truyền thông kỹ thuật số đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, khi ngân sách cho hoạt động này tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, loại hình truyền thông số nào đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn? Đây có phải là xu hướng chung của thế giới hay không?
Truyền thông kỹ thuật số là một thuật ngữ "nóng" được nhắc tới ở khắp nơi, tuy thực tế không có số liệu nào để minh chứng cho việc này. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể về doanh thu hay chi phí đầu tư truyền thông kỹ thuật số, do đó không thể biết được ngân sách tăng hay giảm. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, quảng cáo trên điện thoại di động tăng trưởng nhanh, còn lại quảng cáo internet, search hay display đang sụt giảm.
Tuy nhiên để quảng cáo hiệu quả trên điện thoại di động, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp từ việc tổ chức và tối ưu hóa trang web, sáng tạo phù hợp với các hệ điều hành OS hay Android, thị phần của điện thoại thông minh... Một số đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên điện thoại di động đang khai thác mạnh hình thức quảng cáo theo địa điểm (location based) thông qua hệ thống wifi.
Hình thức quảng cáo quá nhiều tin nhắn rác trên điện thoại di động hiện nay gây phản cảm và ảnh hưởng xấu tới đánh giá của người sử dụng nói chung về hình thức quảng cáo này.
Các tờ báo chính thống đều đầu tư thêm các kênh online và mobile. Theo chị, các động thái này có giúp cho các cơ quan báo chí giải quyết vấn đề doanh số suy giảm hay không? Mức độ tăng trưởng doanh thu của các cơ quan báo chí có hay không, khi duy trì một hệ sinh thái gồm nhiều kênh truyền thông như vậy?
Như đã trả lời trong câu 2, chúng tôi không có nhiều nghiên cứu sâu về báo in, nên không có dữ liệu thực tế của thị trường để trả lời cho câu hỏi này, nhưng ít nhất về truyền hình ở biểu đồ thứ 2 trong câu hỏi thứ 1, cho thấy đấy là tương lai và là cách duy nhất để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Người xem, người nghe và người sử dụng các phương tiện truyền thông không quan tâm báo chí đến với họ qua kênh nào, lúc nào, trên thiết bị gì mà họ quan tâm xem, nghe những gì mình thích, lúc nào, ở đâu và bằng cái gì. Đây là thời của người tiêu dùng và thực sự thì người tiêu dùng đã bỏ xa các đơn vị sản xuất hay truyền thông. Nếu muốn tồn tại và tiếp tục phát triển, các nhà sản xuất và truyền thông phải theo kịp khách hàng của mình.
 Chị nhận thấy xu thế của quảng cáo trên di động (mobile advertising) tại Việt Nam đang đi theo chiều hướng nào? Tỷ trọng của mobile advertising trong ngân sách quảng cáo của các công ty tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Trong các hội thảo và hội nghị gần đây về mobile marketing, có thể thấy đơn vị quảng cáo nhiều nhất Việt Nam đang tích cực vận động đầu tư vào mobile advertising. Từ góc độ của đơn vị nghiên cứu truyền thông đầy đủ nhất Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng, quảng cáo trên điện thoại di động có nhiều tiềm năng, đặc biệt có thể thay thế loại hình quảng cáo tại điểm bán hết sức hiệu quả ở các trung tâm mua sắm hay siêu thị nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt. Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động thông minh ở Việt Nam tương đối cao là 34%, chỉ đứng sau Indonesia. Có 91% hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất một điện thoại di động trong nhà, nên ngay với điện thoại di động thường nếu biết quảng cáo cũng sẽ rất hiệu quả để đến với người tiêu dùng ở nông thôn.
Nhìn chung, tổng chi phí quảng cáo ở thị trường Việt Nam năm 2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, ít nhất là trên 25%
Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và đang còn ở giai đoạn ban đầu. Kantar Media có sẵn những giải pháp nghiên cứu thị trường phù hợp cho loại phương tiện truyền thông và quảng cáo này. Hy vọng khi thị trường phát triển hơn một chút, các nhà quảng cáo, các công ty quảng cáo và cung cấp dịch vụ sẽ đầu tư để có số liệu nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về hiệu quả của phương tiện truyền thông này.

Kantar Media nhận xét thế nào về thị trường quảng cáo trên mạng xã hội? Kantar có tiến hành thống kê số liệu về loại hình quảng cáo này không? Các doanh nghiệp đánh giá về hiệu quả quảng cáo trên mạng xã hội như thế nào?

Xu hướng thế giới cho thấy, quảng cáo trên mạng xã hội phát triển mạnh, đa dạng và để khác biệt, các mạng xã hội cũng có những chiến lược phát triển khác nhau, ví dụ như Twiter khẳng định hạ tầng của mạng xã hội này được thiết kế để bổ trợ cho ngành truyền hình. Tập đoàn Kantar Media cũng đánh giá đây là một mảng truyền thông lớn và có các công ty chuyên sâu nghiên cứu về social media ở từng khu vực: châu Mỹ & Mỹ La tinh, châu Âu và châu Á. Social media cũng nằm trong kế hoạch phát triển nghiên cứu truyền thông số ở Việt Nam của chúng tôi, nhưng giờ còn quá sớm để chia sẻ kế hoạch cụ thể.
Xin cảm ơn chị!
Nguồn: http://vads.vn/quang-cao-van-la-so-mot-tai-viet-nam-a20150122094331611-c1146.htm
Đọc thêm..
Qúy khách hãy liên hệ ngay với Luật Đông Á để chúng tôi tư vấn miễn phí. Khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép quảng cáo của Luật Đông Á, quý khách sẽ có nhiều ưu đãi nếu sử dụng nhiều lần.
 

Xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình:

Để xin giấy phép quảng cáo truyền hình áp dụng cho sản phẩm mỹ phẩm, quý khách cần phải chuẩn bị một số yêu cầu sau:
Kịch bản quảng cáo phải thuần Việt, không vi phạm pháp luật, hình ảnh không vi phạm thuần phong của Việt Nam, độ dài kịch bản sẽ tương ứng với chi phí và khung giờ.
Các giấy tờ liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình:

Đơn xin giấy phép quảng cáo (do Luật Đông Á soạn thảo)
Bản sao phiếu công bố mỹ phẩm được nhà nước phê duyệt (01 bản sao công chứng)
Bản sao Đăng ký kinh doanh có kinh doanh mỹ phẩm (01 bản sao)
Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản, đóng dấu treo của công ty)
01 Đĩa CD (Lưu ý: Phía dưới thước phim quảng cáo cho chạy dòng chữ có thông tin về: Tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
Các tài liệu chứng minh liên quan khác nếu như trong kịch bản có quảng cáo nội dung ngoài công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được phê duyệt.
02 mẫu sản phẩm quảng cáo;
Nhãn gốc (nếu sản phẩm là sp nhập) kèm theo nhãn tiếng việt của sản phẩm in màu có đóng dấu treo;
Tài liệu chứng minh khác (nếu có).

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình

Qúy khách hãy liên hệ ngay với Luật Đông Á để chúng tôi tư vấn miễn phí. Khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép quảng cáo của Luật Đông Á, quý khách sẽ có nhiều ưu đãi nếu sử dụng nhiều lần.
 

Xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình:

Để xin giấy phép quảng cáo truyền hình áp dụng cho sản phẩm mỹ phẩm, quý khách cần phải chuẩn bị một số yêu cầu sau:
Kịch bản quảng cáo phải thuần Việt, không vi phạm pháp luật, hình ảnh không vi phạm thuần phong của Việt Nam, độ dài kịch bản sẽ tương ứng với chi phí và khung giờ.
Các giấy tờ liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình:

Đơn xin giấy phép quảng cáo (do Luật Đông Á soạn thảo)
Bản sao phiếu công bố mỹ phẩm được nhà nước phê duyệt (01 bản sao công chứng)
Bản sao Đăng ký kinh doanh có kinh doanh mỹ phẩm (01 bản sao)
Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản, đóng dấu treo của công ty)
01 Đĩa CD (Lưu ý: Phía dưới thước phim quảng cáo cho chạy dòng chữ có thông tin về: Tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
Các tài liệu chứng minh liên quan khác nếu như trong kịch bản có quảng cáo nội dung ngoài công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được phê duyệt.
02 mẫu sản phẩm quảng cáo;
Nhãn gốc (nếu sản phẩm là sp nhập) kèm theo nhãn tiếng việt của sản phẩm in màu có đóng dấu treo;
Tài liệu chứng minh khác (nếu có).
Đọc thêm..